How to change SQL Server password with SQLCMD


In some situation, we need to change password for our SQL Server user account via SQLCMD as remote or local connection, it’s not really new but it’s too important, just follow these below steps:

  1. Open CMD with SQLCMD utility
  2. Connect to SQL instance with sysadmin authorization
  3. Execute script to modify user metadata

ALTER LOGIN ‘[your user account]’ WITH PASSWORD = N'[your new password]’;

 

Categories: SQL Server

Coming back after a long time


I come back to write something for noting about my life, jobs and something else after a long time. Writing is always my best favor tasks in free time to organize my ideas, take note for certain knowledge points and especially in English writing skills.

Categories: Chủ đề khác

Database diagram support objects can’t be installed because it doesn’t have valid owner


When we create database from query editor or in some case with the UI, we can’t use the database diagram anymore with the error message as below:

image

The reason that is when we create the database, we haven’t assign the owner for the database, so we must assign the authorization of database to specific user/owner.

We can finish the task with the query editor:

image

Or we can utilize the graphic UI:

image

Categories: SQL Server Tags:

I’m coming back!


It’s such a long time for me to write any blog post. But at this time, I will come back my blog for studying more, writing more and sharing more and hope through this my personal blog, I would discuss and study more with wide range of IT business and technical community.

“Share to Grow and Grow to Share!”

knowledgewordcloud

Categories: Chủ đề khác

SQL Data Quality Services–nền tảng giải pháp hướng tri thức nghiệp vụ


Hệ thống cơ sở của DQS là kho lưu trữ (repository) gốm 03 loại chính là hệ thống tri thức theo dạng “out-of-box”, tri thức được tạo bởi Data QUality Services và tri thức do người dùng xây dựng. DQS cho phép người dùng lưu trữ tri thức về dữ liệu tại Knowledge Base, thêm mới hoặc điều chỉnh các quy tắc nghiệp vụ và áp dụng nhằm kiểm tra tính toàn vẹn và đúng đắn của dữ liệu. Sau khi xây dựng hệ thống nền tảng tri thức, chúng ta vẫn có thể tiếp tục hoàn thiện và tái sử dụng.

Tri thức trong hệ thống tri thức xác định các sai sót tiềm năng trong dữ liệu. Hỗ trợ thực hiện đối chiếu dữ liệu, thực thi các tác vụ chống trùng lắp dữ liệu. Hệ thống hỗ trợ so sánh dữ liệu nguồn với hệ thống dữ liệu tham chiếu trên nền tảng đám mây, đang được vận hành và đảm bảo bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Các chuyên gia dữ liệu và CNTT sẽ tiến hành đánh giá cả nền tảng tri thức và các thay đổi của dữ liệu, và tiến hành làm sạch, loại bỏ trùng lắp và tham chiếu đến các dịch vụ dữ liệu.

Read more…

Categories: SQL Server Tags:

Giới thiệu tính năng Data Quality Services trong SQL Server 2012


Giải pháp đảm bảo chất lượng dữ liệu được cung cấp bởi năng lực Data Quality Services (DQS) cho phép các chuyên gia về dữ liệu hoặc CNTT có thể thực hiện bảo trì chất lượng dữ liệu, đồn thời đảm bảo tính phù hợp của dữ liệu cho công tác nghiệp vụ của người dùng. DQS là giải pháp hướng tri thức cung cấp năng lực hỗ trợ bởi máy tính và khung tương tác hỗ trợ năng lực quản trị đảm bảo tính toàn vẹn và chất lượng của dữ liệu nguồn. DQS hỗ trợ phát hiện, xây dựng và quản lý hệ thống tri thức trên dữ liệu. Dựa trên đó, chúng ta có thể thực thi các tác vụ làm sạch, đối chiếu và đánh giá.

Read more…

Categories: SQL Server Tags:

Đôi điều về học và làm trong ngành công nghệ thông tin


Hôm nay, tình cờ đọc được bài tham luận của nhóc em về phương pháp học và vai trò của học sinh đối với sự phát triển của nền CNTT nước nhà, xét lại đối với một người có cơ hội tiếp cận IT từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, rồi mài đũng quần trên giảng đường suốt 04 năm và giờ vẫn còn đang công tác trong ngành, có nhiều đáng suy ngẫm.

“Rảnh rỗi sinh nông nỗi”, tối nay suy ngẫm vài điều khá chủ quan suy xét và đánh giá về tình hình học và làm CNTT của các em học sinh, sinh viên ngày nay.

Read more…

Microsoft Surface

September 2, 2012 Leave a comment

Lựa chọn công nghệ triển khai giải pháp BI phù hợp

September 2, 2012 Leave a comment

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều hãng cung cấp các nền tảng sản phẩm phần mềm triển khai giải pháp Business Intelligence đa dạng khác nhau về tính năng, phương pháp, cách tiếp cận, chi phí, … Nhưng chính sự đa dạng này đôi lúc gây ra nhiều khó khăn cho việc ra quyết định chọn lựa nền tảng để đầu tư.

Với khó khăn đó, mình xin phép chia sẻ một số điểm khác biệt chính giữa 04 hãng công nghệ về giải pháp BI bao gồm SAS, IBM, Microsoft và Oracle, nhằm giúp anh em có thêm thông tin cần thiết để thực hiện quyết định chọn lựa nền tảng phù hợp cho giải pháp BI của công ty mình.

Bảng so sánh năng lực sản phẩm nền tảng cho giải pháp BI giữa các hãng (Tham khảo báo cáo “Magic Quadrant for BI Platforms 2012” do Gartner cung cấp)

Hãng công nghệ

Ưu điểm

Nhược điểm

Oracle

– Khả năng tiếp cận nhanh chóng đối với các bộ phận tài chính thông qua tập các sản phẩm theo ngành dọc, cụ thể là các giải pháp của Siebel và Hyperion.

– Hệ thống các ứng dụng được hỗ trợ khả năng tích hợp chặt chẽ với nền tảng công nghệ của Oracle.

– Hệ thống mở, hỗ trợ khả năng phát triển và mở rộng linh hoạt.

– Chiếm ưu thế trên thị trường OLAP và DBMS.

– Mua lại Siebel và Hyperion nhằm tận dụng tối đa các năng lực trên nền tảng công cụ và tri thức của giải pháp BI cho ngành/phân hệ tài chính.

– Hệ thống chính sách cứng nhắc đối với các đối tác phát triển thứ 3 và các thỏa thuận dịch vụ. Đây là một điểm đáng cân nhắc đối với giải pháp của Oracle.

– Hệ thống lõi OBIEE không có nhiều cải tiến so với phiên bản cũ.

– Chi phí cao cho các dịch vụ bảo trì và hỗ trợ.

– Thách thức cho việc phát triển các dự án yêu cầu nhiều tùy biến, thay đổi; đặc biệt đối với các giải pháp được đóng gói sẵn.

SAS

– Sức mạnh đối với các công cụ phân tích nâng cao và là lựa chọn hàng đầu đối với các chuyên gia phân tích nghiệp vụ.

– Có tri thức phát triển các giải pháp phân tích chuyên sâu theo ngành dọc.

– Có tầm nhìn mạnh mẽ và định hướng phát triển sản phẩm, được hỗ trợ bởi sự đầu tư bài bản và mạnh cho các dự án nghiên cứu và phát triển.

– Khả năng tích hợp tốt với bộ công cụ Microsoft Office

– Cản trở lớn nhất đối với các giải pháp của SAS chính là ngôn ngữ lập trình, các tính năng chuyên sâu của giải pháp SAS yêu cầu phải nắm vững nền tảng ngôn ngữ lập trình của hãng khi sử dụng.

– Hầu hết các sản phẩm tập trung chính vào các kỹ thuật phân tích nâng cao, do đó yêu cầu người dùng là các chuyên gia phân tích dữ liệu mới có thể tận dụng hết sức mạnh của công cụ.

– Hệ thống báo cáo và dashboard có độ tương tác đồ họa thấp, giao diện không thu hút người dùng.

– Sản phẩm IBM SPSS là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của SAS

IBM

– Cung cấp nền tảng tích hợp xuyên suốt giữa các thành phần BI

– Định hướng phát triển các sản phẩm và giải pháp BI; hiện nay IBM đang phát triển mở rộng vào lĩnh vực phân tích và các ngành dọc.

– Hãng cung cấp giải pháp với cơ chế vận hành ổn định cùng mạng lưới đối tác triển khai mạnh.

– Quá trình chuyển đổi hỗ trợ các sản phẩm của IBM dường như khó khăn hơn cho hệ thống người dùng hiện tại.

– Cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của SAS.

– Không hỗ trợ tích hợp trực tiếp đối với các giải pháp ERP, CRM; khách hàng phải chuyển đổi sang sử dụng các hãng cung cấp khác.

Microsoft

– Chi phí bản quyền và hỗ trợ ở mức thấp.

– Tính năng BI được tích hợp bên trong sản phẩm SharePoint Server, nền tảng sản phẩm về cộng tác và quản trị thông tin chiến lược của Microsoft.

– Tính năng xử lí thông tin bên trong bộ nhớ của SQL Server Analysis Services và Office 2010.

– Mua lại DATAllegro để tận dụng các sức mạnh về Data Warehouse.

– Không tồn tại nền tảng Metadata hợp nhất, do đó phải tiến hành triển khai từng phần và tích hợp.

– Phát triển hệ thống báo cáo và dashboard phụ thuộc lớn vào bộ phận IT.

– Thời gian triển khai dự án dài hơn so với các đối thủ khác về giải pháp BI

– Cần có một chuyên gia về giải pháp Microsoft tham gia vào dự án.

– Không có tầm nhìn rõ ràng về định hướng tích hợp với các giải pháp BPM.

08 cấp độ báo cáo, phân tích

September 1, 2012 Leave a comment

image

1

Báo cáo chuẩn, đã được đóng gói sẵn (Standard Report)

Bao gồm các báo cáo chuẩn của tổ chức đã được định nghĩa và thiết kế ban đầu, mang tính cố định, cung cấp thông tin trả lời các câu hỏi như Việc gì đã xảy ra? Việc đó đã xảy ra lúc nào? … thường các báo cáo dạng này là các báo cáo kết toán, báo cáo thuế hàng tháng, hàng quí của doanh nghiệp.

2

Báo cáo phát sinh theo nhu cầu (Adhoc Report)

Gồm các báo cáo phát sinh theo nhu cầu của người dùng trong quá trình làm việc, thường với loại báo cáo này yêu cầu cầu người dùng có tính chủ động cao để có thể tự xây dựng các báo cáo theo ý muốn. Với loại báo cáo này, mục tiêu chính hướng tới việc cung cấp các thông tin dạng động như Tổng doanh số hiện tại? Lợi nhuận theo thời gian, sản phẩm? So sánh với cùng kì của các năm trước? …

3

Truy vấn theo chiều sâu (Query Drilldown)

Đây là một dạng khác của báo cáo phát sinh, tuy nhiên ở báo cáo này, người dùng không chỉ đơn thuần cần thông tin mà còn cần đến khả năng đào sâu của thông tin, giúp trả lời các câu hỏi Vì sao, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân chính xác gây ra các dữ kiện trên báo cáo. Ví dụ khả năng đào sâu trên báo cáo để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng kinh doanh một số sản phẩm không tốt?

4

Thông tin cảnh báo khi có biến động (Alerts)

Đây là loại báo cáo tự động phát sinh khi có biến động xảy ra trên hệ thống; giúp người dùng có được thông tin kịp thời để thực hiện các quyết định kinh doanh đúng lúc, nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro có thể xảy ra nếu thông tin chậm trễ.

5

Số liệu phân tích thống kê (Statistical Analysis)

Cung cấp các số liệu được tính toán dựa trên các kỹ thuật phân tích thống kê toán học, giúp tìm hiểu nguyên nhân xảy ra các dữ kiện hiện tại và xác định rõ những cơ hội hoặc rủi ro mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, từ đó làm cơ sở xác định các giải pháp xử lý kịp thời.

6

Số liệu dự báo kinh doanh (Forecasting)

Cung cấp các thông tin dự báo xu hướng kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp, được xác định trên khoảng thời gian cụ thể; ví dụ như các báo cáo dự báo doanh số trong năm tài chính, trong quí, …

7

Báo cáo dự đoán theo mô hình (Predictive Modeling)

Cung cấp các báo cáo mang tính chất dự đoán, giúp các nhà quản trị có được cơ sở hoạch định chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp; ví dụ các báo cáo phân khúc thị trường tiềm năng, nhóm khách hàng mục tiêu,… và mức độ ảnh hưởng với tình hình kinh doanh như thế nào?

8

Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh (Optimization)

Cung cấp các thông tin hỗ trợ thực hiện quyết định kinh doanh tối ưu cho các cấp lãnh đạo; hỗ trợ xác định các quyết định nào là tối ưu để giải quyết vấn đề cụ thể?…